Công dân Qatar được hưởng lợi từ khối tài sản khổng lồ của quốc gia, nhờ vào việc Qatar sở hữu các mỏ khí đốt có trữ lượng hàng đầu thế giới. Qatar đã chi tiêu khoảng 200 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển khác kể từ khi tiếp nhận chính thức tiếp quản đăng cai World Cup 2022. Hãy cùng Kubet tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Theo Kubet được biết với dân số khoảng 2,9 triệu người, người dân Qatar có khối tài sản khổng lồ và sự giàu có của quốc gia này ngày càng gia tăng khi sở hữu nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên lớn của thế giới.
Khí đốt là nguồn tài nguyên khổng lồ đã giúp cho quốc gia này trở nên giàu có và có tầm ảnh hưởng trong suốt 50 năm qua. Trong vài thập kỷ, người dân Qatar đã bước ra khỏi cuộc sống mưu sinh vất vả bằng nghề đánh cá và lặn tìm ngọc trai. Thay thế vào đó là công việc liên quan đến ngành khí đốt đã mang đến cuộc sống thịnh vượng cho họ. Qatar là trung tâm trung chuyển quốc tế và hãng hàng không quốc gia có lợi nhuận cao khổng lồ.
Hãng hàng không Qatar Airways cũng được biết đến là một trong những hãng hàng không lớn nhất Trung Đông.
Sức mạnh kinh tế của Qatar
Trong suốt nhiều năm qua, người dân Qatar sống dựa vào vào nghề lặn ngọc trai và đánh cá truyền thống. Giống như những khu vực khác của vùng Vịnh, người dân quốc gia này cũng đã trải qua những khoảng thời gian khắc nghiệt và khó khăn để duy trì cuộc sống. Việc phát hiện ra các mỏ năng lượng vào giữa thế kỷ 20 đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của người dân ở đây.
Trong khi hầu hết khu vực khác phải đối mặt với nguy cơ suy thoái và lạm phát kinh tế thì Qatar và các nhà sản xuất năng lượng Ả rập vùng Vịnh khác đã hưởng lợi rất nhiều khi giá năng lượng cao. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Qatar sẽ đạt khoảng 3,4% trong năm nay. Theo thống kê, bất chấp việc chi tiêu lớn để chuẩn bị cho World Cup 2022, Qatar vẫn kiếm được nhiều tiền hơn so với số tiền phải chi tiêu. Sự giàu có của Qatar cũng tăng lên khi nước này đang tăng cường sản xuất để có thể xuất khẩu được nhiều hơn khí đốt tự nhiên vào năm 2025.
Chi tiêu mạnh tay cho World Cup 2022
Theo các tuyên bố chính thức và báo cáo từ Deloitte mà Kubet cập nhật được thì Qatar đã chi tiêu khoảng 200 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển khác kể từ khi tiếp nhận chính thức tiếp quản đăng cai World Cup 2022. Khoảng 6,5 tỷ USD trong số đó dùng để chi cho xây dựng 8 sân vận động phục vụ các giải đấu, trong đó có cả sân vận động Al Janoub được thiết kế bởi Kiến trúc sư nổi tiếng quá cố Zahaa Hadid. Hàng tỉ USD cũng tiếp tục được chi tiêu để xây dựng tuyến tàu điện ngầm, sân bay mới, đường sá và các cơ sở hạ tầng khác trước giải đấu.
Công ty nghiên cứu có trụ sở tại London, Capital Economics cho biết thống kê từ doanh số bán vé cho thấy khoảng 1,5 triệu khách du lịch sẽ đến Qatar để xem World Cup 2022. Chính điều này có thể mang đến 7,5 tỷ USD cho nền kinh tế Qatar trong năm nay. Mặt khác, một số người hâm mộ có thể lựa chọn bay đến quốc gia này chỉ để xem các trận đấu và sẽ nghỉ dưỡng ở các điểm đến lân cận của Qatar như Dubai hoặc những nơi khác.
Các hãng hàng không, quán bar, nhà hàng, trung tâm mua sắm và các điểm tham quan khác của Dubai cũng đang hy vọng sẽ hưởng lợi và thúc đẩy ngành du lịch phục hồi trong mùa thu và mùa đông của năm nay sau đại dịch Covid-19.
“Nếu bạn không thể ở lại Qatar thì Dubai là nơi bạn muốn đến nhất với tư cách là khách du lịch nước ngoài. Đây là nơi an toàn và tự do và cũng là điểm đến cực kỳ hấp dẫn”, ông James Swanston, chuyên gia về Trung Đông và Bắc Phi tại Capital Economics cho biết.
Lợi nhuận khổng lồ của Qatar
Chính phủ Qatar đảm bảo cho công dân những đặc quyền lớn và liên tục hỗ trợ chính đáng cho người dân. Người dân Qatar được hưởng lợi từ miễn thuế thu nhập, công việc đảm bảo chi trả lương cao và chăm sóc sức khỏe miễn phí, giáo dục đại học miễn phí, hỗ trợ tài chính cho cặp vợ chồng mới cưới, hỗ trợ nhà ở, trợ cấp hào phóng bao gồm các hóa đơn điện nước và trợ cấp hưu trí tốt. Qatar cũng thu hút số lượng lao động nhập cư lớn đến từ các nước khác để làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, chẳng hạn như lái xe và bảo mẫu hay những công việc ở công trường xây dựng.
Quốc gia này đang thu hút hàng trăm nghìn lao động nhập cư đến từ Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Nepal hay các quốc gia Nam Á khác. Ở đây, người lao động nhập cư sống trong những căn phòng chung ở các trại lao động và làm việc trong suốt những tháng hè dài.