Trái bóng là 1 phần tất yếu của bóng đá, với triết lý thể thao tuyệt vời của mình, Adidas đã được FIFA chọn mặt gửi vàng thiết kế những trái bóng cho các kỳ World Cup, anh em hãy cùng Kubet tìm hiểu về những trái bóng đó nhé!
1. Uruguay 1930 – Tiento
Tiento là 1 trong 2 trái bóng được vinh dự tham gia trận mở màn của kỳ World Cup đầu tiên, ngày đó mọi thứ còn chưa có cả quy định rõ ràng về luật bóng đá chứ nói gì đến chọn nhà thiết kế bóng cho chuẩn.
2. Italia 1934 – Federale 102
Được sản xuất tại Rome, 102 đã gây chú ý khi góp mặt vào trận chung kết giữa Ý và Tiệp Khắc. Nó được làm bằng da bò với 13 hình tam giác cách điệu.
3. Pháp 1938 – Allen
Allen 1938 là quả bóng rất giống với quả 102 được sản xuất tại Ý, tuy nhiên mẫu bóng của Allen hiện không còn tồn tại.
4. Brazil 1950 – Duplo T
Sau 12 năm gián đoạn vì chiến tranh thế giới thứ 2 thì năm 1954 tại Brazil trái bóng Duplo T ra đời, nó có thiết kế giống với trái bóng chuyền hiện đại bây giờ hơn.
5. Thụy Sĩ 1954 – Swiss World Champion
Trái bóng có tên “Thụy Sĩ vô địch thế giới” này đã không giúp được Thụy Sĩ vô địch năm đó, quả bóng được ghép từ 18 miếng da thay vì 13 miếng như bình thường và màu sắc của nó là màu vàng sáng chứ không phải màu nâu truyền thống.
6. Thụy Điển 1958 – Top Star
Top Star là trái bóng giúp Fontaine ghi 13 bàn thắng trong 1 giải đấu và kỷ lục vua phá lưới đã được lập từ đây.
7. Chile 1962 – Crack
Tranh cãi về quả bóng Crack này đã làm hỏng độ thú vị của trận chung kết, mọi người đều không hài lòng với quả bóng này vì quả bóng sẽ trở lên rất nặng khi nước ngấm qua các kẽ nứt trên bề mặt quả bóng.
8. Anh Quốc 1966 – Challenge 4 Star
Quả bóng có 18 miếng da màu cam vàng được khâu lại với nhau, 1966 đánh dấu sự chấm hết cho việc 1 nước chủ nhà cung cấp bóng cho 1 giải đấu mang tính quốc tế.
9. Mexico 1970 – Telstar
Cái tên Adidas được chọn mặt gửi vàng, với thiết kế 32 tấm ngũ giác đen-trắng đan xen khiến mẫu bóng này của Adidas trở thành biểu tượng bất diệt của trái bóng cho đến tận bây giờ.
10. Tây Đức 1974 – Telstar Durlast
Được cái tiến từ trái bóng Telstar 1970, tuy nhiên mẫu 1974 này đã được phủ 1 lớp poly chống thấm cho trái bóng.
11. Argentina 1978 – Tango
Với thiết kế mềm mại và uyển chuyển như vũ điệu Tango của người Argentina, trái bóng này tuy đắt vào thời điểm đó nhưng lại vô cùng được ưa thích, nó được đưa vào thi đấu trong giải vô địch Châu Âu UEFA và Olympic Seoul 1988.
12. Tây Ban Nha 1982 – Tango Espana
Tango Espana đánh dấu sự kết thúc cho kỷ nguyên của những quả bóng làm từ chất liệu bằng da.
13. Mexico 1986 – Azteca
Lần đầu tiên trên thế giới 1 quả bóng bằng chất liệu tổng hợp được đưa vào sản xuất, quả bóng được Maradona sử dụng “Bàn Tay Của Chúa” để ghi bàn giúp Argentina giành chức vô địch trước đội tuyển Anh.
KẾT LUẬN
Vậy là phần 1 gồm 13 trái bóng đã được các chuyên gia Kubet cập nhật tới anh em yêu bóng đá. Anh em hãy chờ phần 2 của bài viết này để chiêm ngưỡng những trái bóng còn lại nhé!